Phần mềm NetFrameWork 2.0
Phần mềm thông quan điện tử
Phần mềm khai từ xa
Bước 2: Chọn phần mềm cần cài, phần mềm NetFrameWork 2.0 trước rồi đến phần mềm Khai Từ Xa và cuối cùng là Phần mềm Thông Quan Điện Tử.
Bước 3: Cài đặt thông số cho phần mềm Khai Từ Xa:
Trên phần mềm Khai Từ Xa: Mở ứng dụng Khai Từ Xa rồi chọn Hệ Thống
Chọn 4. Cài Đặt Thông Số Khai Báo
Để hiểu thêm về các thông số khai báo bạn xem ở mục "sổ tay nghiệp vụ" góc trên bên trái.
Sau khi khai báo xong bạn nhấn "Ghi" để ghi lại.
Sau khi hoàn tất giao diện sẽ thể hiện như sau
Bước 4: Cài đặt thông số phần mềm Thông Quan Điện Từ.
Mở ứng dụng Thông Quan Điện Tử.
Chọn Hệ Thống => Chọn 2. Cài Đặt Thông Số Khai Báo Và Ghi Các Thông Tin Như Trong Hình Nhấn Ghi .
Chọn Hệ Thống =>3.Cài Đặt Thông Số
Nhấn "Ghi" để hoàn tất quá trình cài đặt.
Một số thông tin lưu ý:
- Chi cục hải quan tiếp nhận: là chi cục Hải quan mà bạn sẽ khai báo tới. Chọn từ combobox sổ xuống hoặc gõ mã nếu bạn nhớ mã. Ngay khi bạn chọn Chi cục Hải quan, lập tức địa chỉ IP của Cục Hải quan tương ứng sẽ được phần mềm tự động cài đặt (nếu máy đang có Internet)
- Nếu máy tính có Internet mà địa chỉ IP không hiện ra nghĩa là Cục Hải quan đó chưa triển khai khai báo từ xa bằng phần mềm cài đặt phía doanh nghiệp hoặc thông tin chưa kịp update từ Server. Bạn có thể đổi lại địa chỉ IP này nếu muốn trong tình huống dùng IP dự phòng.
- Tên doanh nghiệp khai báo: Bạn chọn từ combobox hoặc gõ Mã số thuế XNK vào ô bên dưới. Nếu tên doanh nghiệp không có nghĩa là bạn chưa cập nhật vào "Doanh nghiệp xuất nhập khẩu". Bạn phải mở chức năng [Danh mục chuẩn]>>[Doanh nghiệp xuất nhập khẩu] để cập nhật doanh nghiệp trước khi Cài đặt thông số khai báo.
* Chi cục Hải quan (VD: C51C) và Mã số XNK (VD:0100101308) là 1 CẶP THÔNG TIN quan trọng xác định vùng dữ liệu lưu trữ. Khi bạn đổi
sang mã số XNK khác hoặc mã Chi cục khác thì chỉ nhìn thấy dữ liệu nằm trong vùng thông tin của cặp thông tin mới. Riêng với phần khai kinh doanh thì bạn vẫn nhìn thấy nếu chỉ khác Mã Chi cục mà vẫn giống Mã số XNK để bạn tiện khai báo 1 tờ khai cho nhiều Chi cục khác nhau.
- Sử dụng số lẻ: tùy theo loại hình kinh doanh, loại mặt hàng mà bạn chọn số lẻ khác nhau cho chính xác. Nếu là sắt thép tính KG thì chỉ cần 2 số lẻ, tính TAN thì phải cần 4 số. Nếu là Vàng, Bạc thì nên tối đa 8 số (chú ý: lớn hơn 8 số sẽ bị cắt lại chỉ còn 8 số)
- Căn lề in tờ khai: Tờ khai được in lên Excel, mỗi loại máy in khi in dữ liệu ra giấy thường có kích thước lề không giống nhau. Thông tin này nhằm giúp cho việc căn chỉnh lề giấy được chính xác nhất. Bạn chỉ cần thiết lập 1 lần duy nhất cho tiêu chí này.
- Sử dụng danh mục HS: cho phép tùy biến kích thước mã HS là 8 số hay 12 số (một số hàng xóa xuất xứ Nhật Bản) hoặc lớn hơn
- Địa chỉ IP của Hải quan: là địa chỉ mà hệ thống tiếp nhận của Hải quan Chi cục bạn đang khai báo đến, hệ thống tự nhận dạng được.
- User kết nối, Password kết nối: là tên và mật khẩu kết nối đến Hải quan, thông tin do Hải quan nơi bạn khai báo cung cấp cho bạn khi bạn đăng ký khai báo với Cục Hải quan thông qua 1 phiếu đăng ký do Cục Hải quan đó quy định.
- Sao lưu dự phòng: Do tên và mật khẩu Hải quan cung cấp thường dài và khó nhớ, phần mềm cung cấp chức năng này để bạn sao lưu thông tin này lên Internet. Bạn phải nhập mã bảo vệ khi sao lưu và nhớ mã bảo vệ khi phục hồi lại. Khi đã sao lưu thành công, cho dù sau này mất phần mềm, phải tải mới hoàn toàn từ Internet thì bạn cũng dễ dàng khôi phục lại được tên và mật khẩu kết nối mà không cần phải nhớ.
- Proxy: phần mềm tự động phát hiện và tìm đường ra Internet thông qua dò Proxy.
Chúc các bạn thành công.!