Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

chữ ký số FPT CA

Hướng dẫn quan trọng về thủ tục hải quan

Trong hai ngày 21-22/8/2013, Tổng cục Hải quan đã có rất nhiều văn bản mới, quan trọng hướng dẫn, trả lời các vướng mắc về thủ tục, chính sách liên quan đến nghiệp vụ về hải quan mà doanh nghiệp có thể tìm hiểu, vận dụng và xử lý vướng mắc mà công ty đang gặp phải.

FPT CA huong dan khai bao thu tuc hai quan
Khai báo thủ tục hải quan
Hướng dẫn về dán nhãn năng lượng
Ngày 22/8/2013, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có Công văn số 812/GSQL-TH trả lời Công ty X về quy định dán nhãn năng lượng, Cục Giám sát quản lý có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 và khoản 1 Điều 1 Quyết định 03/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì máy điều hòa nhiệt độ thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng từ ngày 01/7/2013.

2. Về chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm đăng ký tờ khai:

Căn cứ quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/4/2012 và Công văn số 564/TCNL-KHCN ngày 11/6/2013 của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã có Công văn hướng dẫn cụ thể về việc nộp cho cơ quan Hải quan bản sao Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc văn bản xác nhận của Bộ Công Thương (Tổng cục Năng lượng) đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang chờ cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc hàng hóa mẫu nhập khẩu để phục vụ thử nghiệm hiệu suất năng lượng, tại Điểm 1 của Công văn số 4142/TCHQ-GSQL ngày 22/7/2013. Do đó, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với các phương tiện và thiết bị phải dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp không nộp cho cơ quan Hải quan chứng từ trên là không đúng quy định và không đủ điều kiện để nhập khẩu.

Hướng dẫn C/O cấp trước ngày xuất khẩu

Ngày 22/8/2013, Cục Giám sát quản lý về hải quan có Công văn số 811/GSQL-TH trả lời Cục Hải quan X về vướng mắc liên quan đến C/O mẫu D có ngày cấp trước ngày xuất khẩu. Theo đó: Cục Giám sát quản lý về Hải quan đề nghị Cục Hải quan X tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 7119/TCHQ-GSQL ngày 24/11/2009 của Tổng cục Hải quan.

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ủy thác

Ngày 22/8/2013, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có Công văn số 805/GSQL-GQ1 trả lời Công ty X về một số vướng mắc liên quan đến khai hải quan khi nhập khẩu ủy thác, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

1. Việc khai trên tờ khai đề nghị Công ty thực hiện theo hướng dẫn khai tại Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính, cụ thể đối với trường hợp Công ty là bên nhận ủy thác thì khai thông tin tại ô số 2 (người nhập khẩu), tại ô số 3 (người ùy thác/người ủy quyền) khai thông tin là thương nhân ủy thác theo hợp đồng ủy thác đã ký kết; việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai do Công ty nhận ủy thác thực hiện.

2. Về loại hình tại ô số 5 trên tờ khai, đề nghị Công ty căn cứ nội dung hợp đồng ủy thác, thương nhân ủy thác để khai loại hình phù hợp theo hướng dẫn tại Quyết định số 02/QĐ-TCHQ ngày 02/01/2013 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bộ mã loại hình quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Về việc khai thông tin trên tờ khai trị giá tính thuế đề nghị Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.

4. Về bộ hồ sơ hải quan đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác trong trường hợp Công ty thực hiện theo thủ tục hải quan truyền thống thì căn cứ hướng dẫn tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính; đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Đối với việc quản lý chính sách mặt hàng nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ.

Hướng dẫn khai bổ sung hồ sơ hải quan

Ngày 21/8/2013, Tổng cục Hải quan có Công văn số 4892/TCHQ-TXNK trả lời Công ty X về việc khai bổ sung. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 và điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính, quy định: Người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện, tự khai báo với cơ quan hải quan các sai sót về xuất xứ, trị giá, mã số, mức thuế suất, số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ hải quan đã nộp cho cơ quan Hải quan trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế và có đủ cơ sở chứng minh, cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác, hợp pháp của việc khai bổ sung thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan.
Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan Hải quan nơi khai bổ sung xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.

2. Tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư số 196/2012/TT-BTC, quy định: Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác minh tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan, nộp đủ số tiền thuế thiếu theo thời hạn nộp thuế như đối với số tiền thuế tự khai, tự tính khi làm thủ tục hải quan, số tiền phạt chậm nộp (nếu có), chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan.

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuế; xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì cơ quan Hải quan xử lý lại số tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Hướng dẫn chính sách thuế gia công ở nước ngoài

Ngày 21/8/2013, Tổng cục Hải quan có Công văn số 4896/TCHQ-TXNK trả lời Cục Hải quan X về vướng mắc thuế đối với hàng gia công ở nước ngoài và hàng sửa chữa ở nước ngoài theo loại hình tạm xuất tái nhập, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1, Căn cứ tính thuế đối với sản phẩm gia công nhập trả phía Việt Nam:

a) Đối với thuế nhập khẩu và trị giá tính thuế nhập khẩu: đã được quy định cụ thể tại tiết b, khoản 4 Điều 101 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010; điểm 3, Điều 20 Mục II Chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm gia công nhập khẩu.

b) Đối với thuế giá trị gia tăng và trị giá tính thuế GTGT: theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thì: hàng thuê nước ngoài gia công khi nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Theo đó, việc áp dụng thuế suất thuế GTGT đồng bộ thống nhất như nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu nêu trên. Trị giá tính thuế GTGT được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính.

2. Về chính sách thuế đối với hàng đem ra nước ngoài sửa chữa:


Đối với thuế nhập khẩu và trị giá tính thuế: đã được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khoản 4, Điều 20 Mục II Chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính.
Theo DDDN
x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền